Giáo trình đại lý bảo hiểm cơ bản

Thích 193 Bình luận 0
62 đánh giá
Miễn phí 75

Giáo trình đại lý bảo hiểm cơ bản xây dựng bởi Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Bảo hiểm bộ tài liệu hỗ trợ đào tạo bảo hiểm 2023 (đang dự thảo).

Giới thiệu

Hệ thống đại lý bảo hiểm là kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm chủ yếu của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Thị trường bảo hiểm phát triển đồng nghĩa với việc phát  triển hệ thống đại lý cả về mạng lưới, quy mô và số lượng đại lý hoạt động trên phạm vi  toàn quốc.  

Việc trang bị các kiến thức cơ bản cho đại lý viên trong quá trình tác nghiệp và  triển khai cung cấp các dịch vụ bảo hiểm liên quan cho khách hàng tham gia bảo hiểm  là rất quan trọng. Đây không những là kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm mà còn là  công cụ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong và sau bán hàng của  các doanh nghiệp bảo hiểm.  

Trong thời gian vừa qua hệ thống văn bản pháp luật có sự thay đổi, trong đó có  những quy định về đại lý bảo hiểm. Dựa trên các văn bản pháp quy của Nhà nước quy  định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, làm cơ sở cho việc đào  tạo đại lý bảo hiểm đồng nhất, đạt chất lượng cao, cập nhật kiến thức và những quy định  mới nhất của pháp luật, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm thuộc Cục Quản lý,  Giám sát Bảo hiểm đã biên soạn cuốn “Giáo trình đào tạo đại lý bảo hiểm cơ bản”.  Trong khuôn khổ nội dung cuốn “Giáo trình” này, chúng tôi xin giới thiệu bốn vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động của đại lý bảo hiểm cả trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ gồm:  

  1. Kiến thức chung về bảo hiểm; 
  2. Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; 
  3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước  ngoài và đại lý bảo hiểm trong hoạt động đại lý bảo hiểm; 
  4. Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý; 

Giáo trình này do các giảng viên trong các trường đại học Kinh tế quốc dân, Học  viện Tài chính, các cán bộ có kinh nghiệm của các công ty bảo hiểm hàng đầu trong thị trường bảo hiểm Việt Nam biên soạn. Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm và Trung tâm  Nghiên cứu và Đào tạo Bảo hiểm chịu trách nhiệm biên tập và chỉnh sửa đảm bảo phù  hợp, thống nhất với mục tiêu đào tạo đại lý bảo hiểm phần cơ bản. Giáo trình cũng đã  được gửi xin ý kiến của Hiệp hội bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường.  

Với mong muốn mang đến cho đại lý những kiến thức cơ bản nhất về bảo hiểm,  pháp luật bảo hiểm nhằm đáp ứng theo đúng yêu cầu của pháp luật và phục vụ tốt quá  trình hành nghề của đại lý, chúng tôi tin rằng nội dung cuốn “Giáo trình đào tạo đại lý  bảo hiểm cơ bản” sẽ là tiếng nói chung của toàn thị trường trong công tác đào tạo đại lý  bảo hiểm. 

Tuy nhiên, đây là lần xuất bản đầu tiên nên không thể tránh khỏi những sai sót  nhất định. Để góp phần ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng trong công tác  đào tạo hệ thống đại lý bảo hiểm, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm luôn  mong muốn và đánh gái cao các ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm và bạn đọc. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:  

  • Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Bảo hiểm 
  • Số 6, Phan Huy Chú; Hoàn Kiếm; Hà Nội.
Giáo trình đại lý bảo hiểm cơ bản

Chương 1

KIẾN THỨC CHUNG VỀ BẢO HIỂM

1. Khái quát về bảo hiểm
1.1. Nguồn gốc và khái niệm bảo hiểm
1.1.1. Nguồn gốc của bảo hiểm
Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu bảo hiểm. Trong cuộc sống và lao động, con người mặc dù đã chú ý ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tổn thất nhưng rủi ro vẫn có thể xảy ra. Rủi ro phát sinh làm thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản và ảnh hưởng đến hoaṭ đôṇ g sản xuất kinh doanh của các cá thể, tổ chức kinh tế – xã hội trong nền kinh tế.
Có nhiều quan niệm về rủi ro, tuy nhiên các quan niệm này đều có những điểm tương đồng với hai đặc điểm cơ bản là tính bất thường trong khả năng xảy ra và dẫn đến hậu quả xấu.
Hiểu một cách chung nhất thì: Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.

Tùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lý, các rủi ro có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo khả năng xảy ra hậu quả, rủi ro được chia thành rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần túy; theo tác động và ảnh hưởng, rủi ro có hai loại là rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt; theo tính chất hậu quả, rủi ro bao gồm rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính . Về phương diêṇ kỹthuâṭ nghiêp̣ vu ̣ bảo hiểm, rủi ro được chia thành rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm . Trong phaṃ vi môṭ hơp̣ đồng bảo hiểm , rủi ro thường được chia thành : rủi ro được bảo hiểm , rủi ro không đươc̣ bảo hiểm vàrủi ro loaị trừ.

Rủi ro còn được gọi là biến cố, sự cố, sự kiêṇ ,...Khi rủi ro xảy ra, thường dẫn đến hậu quả thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản, gián đoạn sản xuất kinh doanh,... gây ảnh hưởng đến tài chính và cuộc sống của mỗi chúng ta. Từ xa xưa con người đã có nhiều biện pháp để hạn chế (hay kiểm soát) rủi ro. Tuy nhiên, có 4 phương pháp cơ bản thường được sử dụng như sau:
Né tránh rủi ro: Đây là biện pháp thông thường và được sử dụng tương đối thường xuyên trong đời sống, đặc biệt là trong các xã hội và nền kinh tế chưa hoặc
đang phát triển. Mỗi cá nhân, tổ chức đều có biện pháp riêng để né tránh rủi ro có thể xảy ra đối với mình, tức là tìm cách tránh, loại trừ hoặc hạn chế tối đa khả năng xảy ra rủi ro. Ví dụ: Để tránh tai nạn giao thông thì có người sẽ không chọn nghề lái xe hoặc hạn chế đi lại, hoặc để tránh tai nạn lao động thì có người không chọn các nghề nguy hiểm...

....(bị ẩn)

Chương 2

Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

....(bị ẩn)

Chương 3

Đại lý bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đối với hoạt động đại lý bảo hiểm

....(bị ẩn)

Chương 4

Đạo đức hành nghề đại lý bảo hiểm và các quy định có liên quan đến đạo đức hành nghề đại lý bảo hiểm tại Việt Nam

.... (bị ẩn)

Ảnh: Minh họa
Miễn phí 75

Bình luận