Hệ thống thuật ngữ dùng trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
Download tài liệu hệ thống thuật ngữ dùng trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ ban hành kèo theo Quyết định 009/QD-HHBH/2013 định dạng tài liệu PDF
Định nghĩa áp dụng chung
1. Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Công ty Bảo hiểm: là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm
(khoản 5, điều 3, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000)
2. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
(điều 567 Bộ Luật dân sự)
3. Hợp đồng bảo hiểm trùng: Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.
(khoản 1, điều 44, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000)
4. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định.
5. Bên mua bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
(khoản 6, điều 3, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000)
6. Người được bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
(khoản 7, điều 3, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000)
7. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
(khoản 8, điều 3, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000)
8. Đại lý bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(điều 84, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000)
9. Các bên thứ ba nghĩa là: Tất cả mọi người không phải là hai bên trong hợp đồng bảo hiểm. Bên thứ ba trong bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau: Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó; Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó; Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.
10.Ngày có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm: Là ngày
- Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm
- Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thoả thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Đối với các hợp đồng bảo hiểm không có thoả thuận thời hạn đóng phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm sẽ không phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
--- (cần tải tài liệu để xem tiếp nội dung ẩn)
Ảnh: Minh họa